Bảo trì kho lanh cho Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An

Quy Trình Bảo Dưỡng Hệ Thống Lạnh, Bảo Dưỡng kho lạnh

  1. Bảo dưỡng máy nén

Việc bảo dưỡng máy nén là cực kì quan trọng đảm bảo cho hệ thống lạnh hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.

Máy lạnh dễ xảy ra sự cố trong ba thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.

Cứ sau 6.000 giờ hoặc sau một năm máy chạy thì phải bảo dưỡng máy một lần. Dù máy ít chạy thì cũng phải bảo dưỡng.

Các máy dừng lâu ngày, trước khi chạy phải kiểm tra.

Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:

  • Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén.
  • Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kì đại trung gian cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay đồ mới.
  • Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.
  • Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
  • Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.

 

2.  Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của thiết bị.

Bảo dưỡng bình ngưng tụ bao gồm các công việc sau:

Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.

Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.

Bảo dưỡng cân chỉnh bơm, quạt giải nhiệt.

Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.

Vệ sinh bể nước, xả cặn.

Kiểm tra, thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước.

Sơn sửa bên ngoài.

Sửa chữa thay thế các thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.

3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi

 Xả băng dàn lạnh.

Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.

Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt: Cho ngừng hệ thống, dùng chổi quét sạch hoặc rửa bằng nước.

Vệ sinh máng nước dàn lạnh.

Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường và điều khiển

4.  Bảo dưỡng van tiết lưu

  Định kỳ kiểm tra van và độ quá nhiệt của môi chất, sự tiếp xúc và tình trạng cách nhiệt bầu cảm biến, ống mao.

5. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Vệ sinh tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt cho dàn ngưng. Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc sau:

Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, động cơ, bơm, trục ria phân phối nước.

Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước.

Xả cặn bẩn ở đáy tháp, vệ sinh và thay nước mới.

Kiểm tra dòng hoạt động của bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao.

6. Bảo dưỡng bơm

Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, bôi trơn trục bạc.

Kiểm tra áp suất trước và sau để đảm bảo bộ lọc không bị tắc.

Kiểm tra dòng điện và so sánh với mức bình thường.

  1. Bảo dưỡng quạt

Kiểm tra độ ồn và độ rung động bất thường.

Kiểm tra bạc trục và bổ sung dầu mỡ.